6 cách chống nóng cho smartphone trong mùa hè

Sau đây là những điều cần tránh để đảm bảo điện thoại không bị quá nhiệt vào mùa hè,

1. Không nên để điện thoại trong túi

Vào những ngày nắng nóng, bạn không nên để điện thoại trong túi quần hoặc túi áo. Điều này không chỉ gây khó chịu mà nhiệt tự nhiên của cơ thể sẽ tác động ngược trở lại quá trình làm mát của điện thoại. Ma sát với vải có thể khiến điện thoại nóng lên nhanh chóng, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời cao. Trong trường hợp xấu, pin điện thoại quá nóng có thể rò rỉ hoặc bắt lửa, khiến bạn gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

2. Tránh để điện thoại làm việc liên tục gây quá tải

Bên cạnh các tác nhân bên ngoài môi trường, điện thoại nóng lên do chính thói quen và tần suất sử dụng của người dùng. Khi chơi game hoặc thao tác liên tục trên màn hình, điện thoại sẽ bị nóng từ bên trong. Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường vào mùa hè, tình trạng quá nhiệt rất dễ xảy ra. Để giúp điện thoại hạ nhiệt, hãy đặt điện thoại ở chế độ trên máy bay khi không sử dụng, đồng thời ngừng sử dụng các ứng dụng chạy ngầm gây tiêu hao pin và nóng máy. Tốt nhất, bạn nên dành thời gian nghỉ cho máy, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

6 cách chống nóng cho smartphone trong mùa hè ảnh 1

Ảnh minh họa: underspy.com

3. Không để điện thoại trong ô tô khi đậu xe ngoài trời nắng

Theo các nghiên cứu của chuyên gia lĩnh vực xe hơi, một chiếc ô tô khi đỗ lâu ngoài trời nắng sẽ tăng nhiệt nhanh chóng do hiệu ứng nhà kính. Nếu nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C, nhiệt độ trong xe có thể đạt đến gần 47 độ C chỉ trong một tiếng. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh luôn khuyến nghị không nên để thiết bị ở nơi quá nóng trong thời gian dài, vì vậy để smartphone trong xe đang đỗ là một lựa chọn sai lầm.

4. Không sạc điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp

Thực tế, sạc điện thoại có thể khiến thiết bị nóng lên đôi chút do tác dụng phụ của quá trình truyền điện. Nếu để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp khi đang sạc, nhiệt từ mặt trời sẽ cộng với nhiệt sẵn có, tác động trực tiếp pin và các vi mạch trong điện thoại. Điều này có thể khiến điện thoại nóng hơn nhiều so với bình thường, dễ gây rủi ro cháy nổ.

5. Không nên sạc điện thoại dưới gối hoặc chăn

Vì lý do tương tự, bạn không nên để điện thoại dưới bất kỳ loại gối, chăn hoặc vật liệu dễ bắt lửa nào khác. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt lượng tỏa ra từ điện thoại đang sạc có thể tăng đến mức nguy hiểm nếu không được tản nhiệt hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo điện thoại được sạc trong bóng râm, đặt trên bề mặt cứng và mát, không có vật cản đè lên.

6 cách chống nóng cho smartphone trong mùa hè ảnh 2

Ảnh minh họa: YouTube

6. Tránh dùng các biện pháp làm lạnh nhanh

Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng có hại cho điện thoại của bạn. Một số người tận dụng hơi mát từ tủ lạnh để làm nguội nhanh thiết bị. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích do lo ngại khả năng mắc kẹt hơi nước bên trong điện thoại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với phần cứng. Tốt hơn hết, bạn nên tạm tắt nguồn khi thấy điện thoại quá nóng, sau đó đặt ở vị trí thoáng mát cho thiết bị tản nhiệt tự nhiên, tránh gây hại đến bộ phận bên trong.

Theo Tạp chí TIME

Let's block ads! (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Máy nhồi bột Bear có tốt không? Địa chỉ mua máy nhồi bột Bear chính hãng
>> Nồi phủ sứ an toàn Honey's HO-AP2C182 size 18 màu vàng
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi

Đăng nhận xét

0 Nhận xét